Thứ Tư, 31 tháng 8, 2016

Những thức ăn tốt cho tiêu hóa

Ăn uống hợp lý, đầy đủ dưỡng chất không chỉ giúp cho cơ thể khỏe mạnh, cân bằng dinh dưỡng, mà còn tốt cho hệ tiêu hóa và cũng là cách ngăn ngừa và phòng chống bệnh trĩ. Sau đây là những thức ăn tốt cho tiêu hóa mà mọi người cần biết.

Gừng
Gừng từ lâu đã được đánh giá cao nhờ công dụng điều trị các vấn đề khác nhau của đường tiêu hóa, có thể chữa trị hiệu quả các vấn đề như: đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu,… Ngoài ra, gừng còn có đặc tính kháng viêm và kháng khuẩn mạnh mẽ, hỗ trợ sức khỏe đường tiêu hóa.
Đu đủ
Đu đủ được xem là loại trái cây tốt cho hệ tiêu hóa khi trong đu đủ có chứa papain, một loại enzym tiêu hóa có chức năng phá vỡ thức ăn và tiêu hóa hết protein, giải phóng khí và hơi trong bụng. Từ đó thức ăn được chuyển hóa hết và không gây đầy bụng. Tuy nhiên, với những người bị viêm loét dạ dày hoặc một số bệnh về dạ dày khác nên hạn chế vì sẽ khiến cho bệnh trầm trọng hơn.
Dứa
Được sử dụng để chữa rối loạn tiêu hóa, khó tiêu. Người ta thường dùng dứa để điều trị viêm nhiễm và khó tiêu, tốt cho hệ tiêu hóa khi trong dứa có chứa bromelain, một loại enzym giúp tiêu hóa thức ăn để giảm đầy hơi.


Bơ là loại trái cây giúp chữa các bệnh liên quan đến dạ dày, tiêu hóa các enzym, phá vỡ chất béo và tiêu hóa thức ăn, giúp chống lại bệnh đau dạ dày.
Sữa chua
Sữa chua rất tốt cho đường ruột do có chứa vi khuẩn lactobacillus, giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại gây đầy hơi. Các loại sữa chu chứa Probiotics và sữa chua hằng ngày sẽ làm giảm chướng bụng, đầy hơi đến 78%., và mang đến sự khỏe mạnh, dẻo dai, sức sống bên trong cơ thể.
Yến mạch
Yến mạch cung cấp nguồn chất xơ dồi dào. Bạn sẽ cần cả hai loại này cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Ngoài ra, cám yến mạch giúp giảm nồng độ cholesterol trong cơ thể.

Thứ Hai, 29 tháng 8, 2016

Chế độ ăn cho người bị bệnh trĩ

Một trong những nguyên nhân khiến dễ mắc phải bệnh trĩ là do chế độ ăn uống không hợp lý. Vậy đối với những người mắc bệnh trĩ, chế độ ăn như thế nào là phù hợp?

Vậy bệnh trĩ nên kiên ăn những gì ? và nên ăn những gì

Chế độ ăn khi mắc bệnh trĩ
Bệnh trĩ là căn bệnh do sự phồng lên của một hay nhiều tĩnh mạch thuộc hệ thống tĩnh mạch trĩ. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây bệnh, nhưng trong đó, chế độ ăn uống không hợp lý là phổ biến và dễ mắc phải nhất.

Những thực phẩm mà người mắc bệnh trĩ nên ăn
Uống nhiều nước
Người mắc bệnh trĩ nên uống nhiều nước để giúp quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra được dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, các loại nước trái cây của các loại quả mọng, có màu đậm sẽ giúp ích cho người mắc bệnh trĩ, chẳng hạn như anh đào, dâu,… vì có chứa các chất anthocyanin và proanthocyanidin khi có thể làm giảm sưng đau do bệnh trĩ gây ra bằng cách củng cố các tĩnh mạch trĩ. Ngoài ra, nên ăn các loại thức ăn lỏng để dễ tiêu hóa.


Ăn thức ăn có chứa nhiều chất xơ
Người mắc bệnh trĩ nên tăng cường chất xơ trong chế độ ăn vì chất xơ có tác dụng đáng kể trong việc trữ nước trong ruột. Một số loại thực phẩm giàu chất xơ mà người bệnh nên ăn như: ngũ cốc xay, cà rốt, chuối, măng, quả mơ, súp lơ, cam, quýt, dâu tây,…

Thực phẩm nhuận tràng
Một số loại rau có tác dụng nhuận tràng như rau lang, rau mồng tơi, rau đay, rau diếp cá, rau dền,… nên dùng nấu canh thường xuyên vì rất tốt cho người bị bệnh trĩ. Ngoài ra, chuối, khoai lang cũng có công dụng nhuận tràng tốt, người bệnh nên dùng sau mỗi bữa ăn, hoặc thêm vào các bữa ăn phụ.
Magie cũng là một chất có tác dụng nhuận tràng, giúp hạn chế chứng táo bón. Đây là một khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể. Một số loại thức ăn giàu magie như: quả hạnh sấy khô, hạt điều sấy khô, cá bơn, rau chân vịt, quả bơ, nho khô không hạt,… người mắc bệnh trĩ nên ăn để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa nguy cơ gây bệnh hiệu quả.

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2016

Bệnh trĩ không nên ăn gì?

Trĩ là căn bệnh về hậu môn - trực tràng mà khi mắc phải sẽ khiến hậu môn đau rát, khó khăn khi đại tiện,… Nguyên nhân chính là do các thói quen trong sinh hoạt và chế độ ăn uống không hợp lý khiến cho nhiều người thắc mắc bệnh trĩ không nên ăn gì để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh.

Nguyên nhân mắc bệnh trĩ
Do tính chất công việc
Đối với những người có đặc thù công việc phải thường xuyên ngồi một chỗ sẽ gây ảnh hưởng đến sự vận chuyển của máu trong tĩnh mạch, gây áp lực lớn lên tĩnh mạch và sẽ hình thành nên búi trĩ.

Viêm nhiễm hậu môn
Đây cũng là một trường hợp dễ dẫn đến bệnh trĩ, các trường hợp cấp tính và mãn tính ở hậu môn tổ chức có tính đàn hồi ở thành tĩnh mạch bị xơ hóa, gây suy yếu, khả năng kháng lực không tốt làm cho tĩnh mạch bị phình to, gây nên bệnh trĩ.

Thói quen ăn uống không hợp lý
 Đây là nguyên nhân dễ mắc phải bệnh trĩ nhất khi thực phẩm quá nóng hay quá lạnh sẽ gây kích thích thành đại tràng, dễ gây nên hiện tượng táo bón, tiêu chảy, khiến người bệnh mất sức nhiều khi đại tiện, gây áp lực lớn lên thành tĩnh mạch hậu môn và dẫn đến bệnh trĩ.
Ngoài ra, do một số loại thức ăn, thức uống có chứa nhiều chất kích thích như rượu, bia, cà phê, đồ ăn cay nóng,… đều kích thích không tốt lên trực tràng và hậu môn, làm cho tĩnh mạch trĩ dễ bị sung huyết, ảnh hưởng đến tuần hoàn máu trong tĩnh mạch, làm giảm khả năng chịu lực của thành tĩnh mạch.
Với những nguyên nhân trên, ăn uống không hợp lý là trường hợp dễ mắc phải nhất, và khi đó mọi người sẽ có tâm lý thắc mắc khi không biết bệnh trĩ nên ăn gì và không nên ăn gì.

Thứ Hai, 8 tháng 8, 2016

Những tác hại cực kì nguy hiểm của áp xe hậu môn

Ngứa ngáy hậu môn ,đại tiện khó khăn ,Áp xe quanh hậu môn là gì ???? là những câu hỏi thường gặp .
lúc vùng hậu môn ẩm thấp, mồ hôi tiết ra do hoạt động nhiều, vệ sinh không sạch có thể gây ra cho vi khuẩn trên da hoạt động mạnh, dẫn đến ngứa khiến Ở tại vùng da hậu môn bị nhiễm trùng, dẫn tới trường hợp áp xe vùng hậu môn . nếu không nhận thấy và chữa bệnh nhanh chóng có khả năng gây ra nhiều tác hại nguy hiểm.



Những triệu chứng có khả năng gặp của áp xe ở vùng hậu môn
Đau hậu môn: 
Đây là triệu chứng có thể thấy nhất của áp xe ở hậu môn . lúc bị diễn biến có thể dẫn tới sưng tấy, đau rát, khiến bản thân người bệnh đi đứng bất tiện cũng như đau không ngồi được.
Ngứa rát hậu môn: Do sự kích thích của dịch nhầy trong vùng hậu môn cũng như dịch mủ bên ngoài ở hậu môn tăng lên, khiến cho Vùng da quanh hậu môn luôn ẩm thấp, ngứa ngáy.
Xuất hiện một khối cứng cũng như sưng tấy: Ở giai đoạn đầu của bệnh, hậu môn người bệnh có thể xuất hiện 1 khối cứng cũng như sưng. Lâu dần khối cứng này có thể to dần lên, nếu để lâu thường tự vỡ.
Sưng hậu môn: Rìa ở vùng hậu môn sưng thành cục. nếu như để lâu không điều trị có khả năng hình thành ổ áp xe cũng như càng sưng to.
Triệu chứng toàn thân: Người mắc bệnh áp xe vùng hậu môn có thể có triệu chứng sốt cũng như nóng đỏ cục bộ, có lúc sốt nhẹ hoặc sốt cao với nhiệt độ từ 37 - 40 độ C. Ngoài ra còn thấy thân thể khó chịu, ăn uống kém, ngủ không ngon.
Chảy mủ: Áp xe ở vùng hậu môn dẫn tới chảy mủ nhiều hay ít do liên quan đến ống rò vùng hậu môn to nhỏ, dài ngắn không giống nhau. Ổ áp xe mới hình thành hoặc viêm cấp tính thường có mủ nhiều, mùi hôi, dịch mủ và vàng đặc.