Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2016

Bệnh trĩ cần ăn gì tốt cho quá trình điều trị

Ngoài việc bạn chữa trị bệnh trĩ theo phương pháp và chỉ dẫn của bác sĩ thì bạn còn cần phải ăn theo chế độ của người mắc bệnh trĩ. Ăn những thực phẩm có lợi cho bệnh trĩ để có thể ngừa được khả năng tái phát của bệnh. Với người mắc bệnh trĩ, cần sử dụng các món ăn là dược thiện sau đây để hỗ trợ điều trị và dự phòng, vừa hiệu quả mà vừa an toàn:

1. Mộc nhĩ đen nấu táo đỏ:

-         Nguyên liệu gồm 15 g mộc nhĩ đen, 20 quả táo đỏ.

-         Cho mộc nhĩ đen và táo đỏ vào nồi đất, nấu chín với lượng nước vừa phải. Mỗi ngày dùng một lần, dùng liền nhiều ngày sẽ có công hiệu dưỡng huyết, hòa huyết, cầm máu.

2. Gốc rau dền nấu đại tràng heo:

-         Nguyên liệu gồm 100 g gốc rau dền rửa sạch, xắt khúc; 150 g đại tràng heo.

-         Tất cả cho vào nồi nấu trong 2 giờ với lượng nước vừa phải. Sau đó, gắp gốc rau dền ra, cho thêm lượng muối vừa ăn vào nồi nước rồi ăn xác, uống nước. Đây là món giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, tiêu viêm.



3. Hoa hòe nhồi đại tràng heo:

-         Lấy 20 g hoa hòe nhồi vào đại tràng heo đã rửa sạch, dùng dây buộc chặt hai đầu đại tràng và luộc chín với lượng nước vừa phải, cho thêm gia vị vừa ăn. Món ăn này có tác dụng thanh nhiệt, cầm máu.

4. Chè nhân sâm hạt sen:

-         Dùng 10 g nhân sâm trắng, 15 g hạt sen, 30 g đường phèn.

-         Cho nhân sâm trắng và hạt sen (đã bỏ tim sen) vào chén, ngâm với lượng nước vừa phải cho nở, thêm đường phèn, hấp cách thủy khoảng 1 giờ. Người bệnh nên dùng đều đặn trong bữa ăn sáng và tối.

5. Cà tím hấp:

-         Cà tím 100gam, dầu ăn và các gia vị.

-         Cách làm: Cà tím rửa sạch, cắt làm đôi, thêm dầu và gia vị, dùng lửa lớn chưng cách thủy đến chín. Tác dụng làm giảm triệu chứng đau sưng và chảy máu ở người bệnh trĩ.

6. Canh thịt heo nấu hoa hòe

-         Thành phần: Hoa hòe 30gam, thịt heo 100g.

-         Cách làm: Thịt heo rửa sạch xắt lát, sau đó cùng hoa hòe cho vào nồi thêm nước để nấu, nêm nếm gia vị. Thích hợp cho người bệnh trĩ nhẹ.

7. Canh lá mía bò

-         Thành phần: Lá mía bò 250g, hoa hòe 15g.

-         Cách làm: Lá mía bò rửa sạch, cùng hoa hòe thêm nước để nấu, nêm nếm gia vị. Thích hợp cho người bệnh trĩ có triệu chứng đau và ra máu.

8. Chuối già

-         Thành phần: Chuối già một trái, một ít đường phèn.

-         Cách làm: Chuối già lột vỏ, cắt khúc, cho vào đĩa thêm đường phèn đem chưng cách thủy. Ngày dùng 2-3 lần, có tác dụng phòng ngừa bệnh trĩ.

9. Quả hồng nấu nấm mèo

-         Thành phần: Hắc mộc nhĩ (nấm mèo đen) 3-6g, vài quả hồng khô.

-         Cách làm: Nấm mèo đen rửa sạch loại bỏ tạp chất, cùng quả hồng cho vào nước, dùng lửa nhỏ để nấu cho đến khi cạn còn 1 chén thì được. Thích hợp cho người bệnh trĩ có triệu chứng ra máu.

10. Nước rau kim châm

-         Thành phần: Rau kim châm 100gam, đường thẻ 100gam.

-         Cách làm: Rau kim châm rửa sạch, thêm nước lượng vừa dùng lửa lớn để nấu, sau cùng cho đường thẻ vào. Thích hợp cho người bệnh trĩ có triệu chứng sưng đau.

11. Củ sen, khương tàm

-         Thành phần: Củ sen 500gam, khương tàm 7 con, đường thẻ 100gam.

-         Cách làm: Sen rửa sạch cắt ra miếng, cùng khương tàm thêm nước để nấu, sau đó cho đường thẻ vào. Thích hợp cho người bệnh trĩ bị nứt hậu môn.

12. Táo đỏ nấu đường thẻ

-         Thành phần: Táo đỏ 250gam, đường thẻ 60gam.

-         Cách làm: Táo đỏ rửa sạch, bỏ hạt, sau đó cho vào nồi, để lửa vừa sao vàng, thêm nước và đường thẻ vào nấu thêm 10 phút thì được. Dùng trong ngày. Thích hợp cho người bệnh trĩ có triệu chứng sưng đau.



13. Ngoài ra

-         Cơm gạo lức muối mè trong 3-7 ngày;

-         rau dền, rau diếp cá luộc ăn với chút dầu đậu nành;

-         ngũ cốc có nhiều dầu béo như mè đen nấu chè không đường;

-         Nấu nước nấm đông cô và nấm mèo theo tỷ lệ 1/1, chia ra uống trong ngày để khỏi phải đứng ngồi không yên nhờ hoạt chất giảm đau trong nấm;

-         Ngâm 3 - 4 quả sung trong cốc nước rồi để qua đêm và uống cốc nước này khi chưa ăn gì vào sáng hôm sau.

-         Nghiền nhỏ hỗn hợp 1 thìa hạt thìa là đen đã rang với 1 thìa hạt thìa là đen chưa rang. Cho 1/2 thìa hỗn hợp này vào 1 cốc nước uống 1 lần mỗi ngày, đây là cách trị bệnh trĩ rất hiệu quả.

-         Hạt xoài phơi khô (không phơi trực tiếp dưới ánh nắng) rồi nghiền nhỏ, trộn 1,5 - 2gr bột hạt xoài với mật ong hoặc ăn bột xoài không 2 lần/ngày.

-         Bột củ cải trắng cũng rất tốt cho những người bị trĩ. Trộn 100mg bột củ cải trắng với 1 thìa mật ong chia thành 2 lần mỗi ngày. Dùng từ 60 - 90mg nước ép củ cải trắng cho thêm chút muối để uống vào buổi sáng và tối cũng trị bệnh trĩ rất tốt.

-         Uống 1 cốc sữa nóng pha thêm bột chuối nhão; 3 lần/ngày.

-         Dùng hỗn hợp 1 thìa nước chanh, 1 thìa nước ép lá bạc hà và 1 thìa mật ong; uống 3 lần/ngày

-         Uống 1 thìa nước ép lá cây rau mùi cho thêm ít đường, 3 lần/ngày.

-         Trộn bột hạt thìa là với nước thành hỗn hợp bột nhão và bôi lên vùng hậu môn giúp giảm đau trĩ hiệu quả.

-         Đậu đỏ: sắc với cây bạch chỉ có thể chữa trị đựơc chứng đại tiện ra máu, sưng đau. Nếu nấu cùng gạo cũng có tác dụng tốt, làm mát, phòng được bệnh trĩ

http://chuatribenhtrinoi.blogspot.com/2018/05/phong-kham-da-khoa-hoan-cau-diem-10-cho-chat-luong.html

Trên đây là thực phẩm tốt cho bệnh trĩ, chúng tôi muốn chia sẻ đến tất cả mọi người. Để khỏi bệnh, bạn cần nhất là nghe theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, tìm dúng nơi điều trị bệnh, đúng phương pháp và có chế độ ăn với những thực phẩm có lợi cho việc điều trị bệnh. 

Thông tin liên hệ: Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phong
Địa chỉ: 160 - 162 Lê Hồng Phong, Phường 3, Quận 5, TP. HCM